About

Professional Service

Vũng Tàu City - Full of Activities

Terrarium

Make To Order

Tourist

Every Moment is Treasure

Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015

Praise & Worship

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

Merry Christmas!!!!!!


Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

CÁCH LẤY NÉT TỐI ƯU TRONG PHONG CẢNH - TGia: Andre Luu

CÁCH LẤY NÉT TỐI ƯU TRONG PHONG CẢNH 3.0

 

LẤY NÉT TỐI ƯU LÀ GÌ?

Lấy nét tối ưu là kỹ thuật lấy nét ở một điểm, tính bằng một khoảng cách đến cảm biến máy ảnh, mà làm cho ảnh rõ nét nhất từ tiền cảnh gần đến hậu cảnh xa. Khoảng cách này gọi là Hyperfocal Distance.

KHI NÀO DÙNG KỸ THUẬT NÀY?

Khi cảnh có tiền cảnh gần, mà bạn muốn làm nó rõ nét từ tiền cảnh đó đến hậu cảnh ở vô cực, thì nên áp dụng kỹ thuật này.
Khi bạn không cần làm rõ nét ở tiền cảnh, như tiền cảnh là bóng đen (silhouette), hay không có tiền cảnh (khoảng không) thì bạn không cần áp dụng kỹ thuật này. Trong trường hợp đó bạn nên lấy nét ở chủ thể nổi bật hay quan trọng nhất trong khung ảnh nếu có, nếu không thì lấy nét ở một chi tiết gần nhất trong khung ảnh (gần cạnh dưới của khung ảnh) và kết hợp với khẩu độ tối ưu cho tiêu cự bạn đang dùng (chi tiết bên dưới bài)
_DSC9358-Edit
Trường hợp không có tiền cảnh quan trọng, lấy nét tại chủ thể nổi bật là thân cây.

THẾ NÀO LÀ RÕ NÉT?

Độ rõ nét chỉ là một sự tương đối, ngoại trừ sức khoẻ của mắt người xem, độ rõ nét tuỳ thuộc vào 2 yếu tố sau:
  1. Kích cỡ ảnh:
    Ở cùng một khoảng cách, ảnh càng nhỏ sẽ thấy nét càng rõ, ảnh càng to sẽ thấy nét càng mờ. Ví dụ bạn xem ảnh một cách tổng quát trên màn hình mọi thứ nhìn rất rõ, nhưng khi bấm phóng ra 100% thì những chi tiết đó không rõ như khi xem ở kích cở nhỏ trước khi phóng to.Điều này cho thấy file ảnh 12 mp sẽ thấy rõ nét hơn file ảnh 36 mp khi xem ở chế độ nguyên pixel 100% với mọi yếu tố khác bằng nhau.
  2. Khoảng cách xem ảnh:
    cùng một nguyên lý như trên, ảnh càng xa sẽ thấy nét càng rõ, ảnh càng gần sẽ thấy nét càng mờ. Ví dụ bạn nhìn thấy các bản quảng cáo to trên xa lộ rất rõ từ xa, nhưng khi đến gần sát bên thì thấy những chi tiết đó được in ra rất thô và mờ. Cho nên khi bạn xem ảnh ở khoảng cách 3m thì sẽ thấy nét rõ hơn là bạn đến thật gần ở khoảng cách 25 cm.
_DSC8213-Edit
Nikon D800E với tiêu cự 16mm, f/11, điểm lấy nét 1m trên vân đá phía trước.

VÌ SAO BẢNG LẤY NÉT TỐI ƯU CÓ THỂ SAI?

Chính vì 2 yếu tố trên mà các bảng lấy nét tính sẵn (hyperfocal distance table) và các phần mềm tính nét (hyperfocal distance calculator) có nhiều trên mạng có thể không chính xác nếu nó không cho bạn biết là nó căn cứ vào kích cỡ ảnh và khoảng cách xem ảnh là bao nhiêu.
Phần lớn các bảng và phần mềm nói trên được sao chép lại từ thời máy phim 35mm, với kích cở ảnh in gần như cố định (tương đương với máy kỹ thuật số là 24mp). Thời nay máy kỹ thuật số với nhiều thế hệ khác nhau có độ phân giải khác nhau, cho ra nhiều kích cở ảnh khác nhau. Mà kích cở ảnh hưởng đến độ nét như đã nêu trên, vì thế nếu bạn dùng máy khác 24mp thì các thông số trong các bảng tín nét sẵn hay phần mền tính nét nêu trên sẽ cho bạn khoảng cách lấy nét không tối ưu và có thể dẫn đến ảnh bị mờ ở tiền cảnh hay hậu cảnh.

ĐỘ RÕ NÉT VÀ TRƯỜNG ẢNH

Không giống như mắt con người lúc nào cũng cảm thấy mọi thứ rõ từ gần đến vô cực (do mắt người “lấy nét” liên tục), ống kính có trường ảnh (DOF), là một khoảng không gian rõ nét trong ảnh, bên ngoài trường ảnh đó là phần không gian mờ. Trường ảnh sâu/dài hay cạn/ngắn tuỳ thuộc vào 2 yếu tố sau:
  1. Tiêu cự:
    Tiêu cự càng ngắn (vd ống rộng 14mm) trường ảnh càng sâu/dài và ngược lại tiêu cự càng dài (ống tele 200mm) thì trường ảnh càng cạn/ngắn. Đây là lý do mà trong phong cảnh ta thường dùng ống rộng từ 14mm đến 24mm, vì nó cho ta trường ảnh sâu, giúp cho ảnh có độ rõ nét từ gần đến xa. Từ 35mm trở đi thì trường ảnh không đủ sâu, hoặc không đủ chất lượng vì phải dùng đến f22, ở khẩu nhỏ nhất này, ảnh sẽ bị mờ nét nhiều do bị nhiễu xạ (diffraction).
  2. Khẩu độ:
    Khẩu độ càng nhỏ (số f lớn, vd f11, f16…) thì trường ảnh càng sâu/dài và ngược lại khẩu độ càng lớn (số f nhỏ, vd f2.0, f1.8….) thì trường ảnh càng cạn/ngắn. Vì thế trong phong cảnh ta thường dùng khẩu độ nhỏ thường là f8-f16 để có trường ảnh sâu/dài.
_DSC2375-Edit
Sony A7R với tiêu cự 14mm, f8, điểm lấy nét ở 1.0m ngay cây cột tam giác chỉnh giữa.

KHẨU ĐỘ TỐI ƯU

Khẩu độ tối ưu trong phong cảnh là khẩu độ vừa khai thác được độ sắc nét nhất có thể của ống kính và đồng thời cung cấp đủ trường ảnh cho ảnh rõ nét từ gần đến xa.
Nếu bạn đã từng đọc qua những bài đánh giá (review) của ống kính, thì bạn thấy rằng gần như tất cả các ống kính cho máy ảnh loại 35mm DSLR đều có khẩu độ sắc nét nhất ở f5.6 và f8. Tùy vào tiêu cự dùng, khẩu độ f5.6 và f8 có hoặc không có thể cung ứng được trường ảnh mà ta cần trong phong cảnh, vì thế ta cần chọn một ra một khẩu độ tối ưu vừa ở mức sắc nét nhất của ống kính mà vừa có đủ trường ảnh mà ta cần cho phong cảnh cho mỗi khoảng tiêu cự. Bạn có thể dùng khẩu độ tối ưu như sau, và kiểm tra trường ảnh thực tế khi chụp, bằng cách phóng ảnh lớn ra 100% và xem tiền cảnh và hậu cảnh có đủ độ nét không, rồi tăng giảm từ đó.
Tiêu cự ống kính full frameTiêu cự ống kính crop 1.5x, 1.6xKhẩu độ tối ưu
12-16mm8-13mmf/5.6
17-20mm14-16mmf/8
21-24mm17-20mmf/11
25-35mm21-24mmf/13 hay f/14 *
Trên 35mmTrên 24mmLấy nét tại chủ thể **
* Những máy 36mp bắt đầu bị nhiễu xạ mạnh (diffraction) từ sau f/13-f/14 làm giảm chất lượng ảnh như độ tương phản và độ nét rất đáng kể, vì thế trừ khi trong tình huống mà bạn bắt buộc cần khép khẩu đến f/16 hay f/22 (như để làm cho mặt trời xẹt tia) thì bạn không nên dùng quá khẩu độ f/13 hay f/14 này.
** Trên tiêu cự 35mm full frame hay 24mm crop thì điểm lấy nét tối ưu quá xa để có thể ứng dụng tiền cảnh vào, vì ở tiêu cự dài thì tiền cảnh mà lấy được nét rõ tới vô cực thì nó quá xa, quá nhỏ, mất đi mục đích mà mình cần lấy nó vào, làm cho nó to, tạo điểm thu hút thú vị cho ảnh. Nếu đến gần và lấy nét rõ thì hậu cảnh sẽ bị mờ.
_DSC9426
Nikon D800E ở tiêu cự 19mm, f/8, điểm lấy nét 1.8m ngay giữa cục đá chìm phía trước.

CÁCH TÍNH ĐIỂM LẤY NÉT TỐI ƯU

Điểm lấy nét tối ưu (Hyperfocal Distance) cho máy kỹ thuật số khác nhau vì nó có kích cở cảm biến và độ phân giải khác nhau, đều này ảnh hưởng đến độ nét, nên bạn cần tính và lập riêng một bảng điểm lấy nét cho máy và tiêu cự ống kính của bạn.
Bấm vào link phần mềm tính HFD online nàyhttp://www.cambridgeincolour.com/tutorials/dof-calculator.htm
Bên phải của Depth of Field Calculator, bấm vào show advanced, bạn sẽ thấy giao diện phần mềm như sau
dofcalc
Bạn điền vào các thông số theo số thứ tự như đã ghi chú trong ảnh screenshot của phần mềm trên.
Bước 1: Max Print Dimension (Kích cỡ in tối đa)
Thông số này thể hiện kích cỡ của ảnh. Tuỳ theo độ phân giải của máy bạn, mà file ảnh có thể in ra, hay thể hiên trên màn hình với kích cỡ tối đa khác nhau. Bạn có thể dùng bản tính sẵn cho máy bạn như sau:
Máy nhỏ hơn hoặc bằngMax Print Dimension 
(Kích cỡ in tối đa)
8 Mp11 inches
10 Mp13 inches
12 Mp14 inches
16 Mp16 inches
20 Mp18 inches
24 Mp20 inches
30 Mp22 inches
36 Mp25 inches
Ví dụ: máy Sony A7R 36mp thì điền vào 25 inches
Bước 2: Viewing Distance (Khoảng cách xem ảnh)
Từ mắt bạn đến màn hình, hoặc đến bản in à bao nhiêu?
Ví dụ: Xem ảnh trên màn hình cách 50cm, điền vào 50 cm.
Eyesight (Thị lực)
Để mặc định không thay đổi
Bước 3: Camera Type (Loại máy ảnh)
Chọn đúng loại máy ảnh theo đúng hệ số cảm biến của máy bạn. Ví dụ:
  • 35mm Full Frame (Canon 1DX, 5D1-3, 6D, Nikon D600-800/E, Sony A7/R, A850-900…)
  • Digital SLR with CF of 1.6x (Các máy crop Canon: 7D, XXD, XXXD….)
  • Digital SLR with CF of 1.5x (Các máy crop Nikon: D300, D200, DXXXX…)
  • Digital SLR with CF of 1.3x (Canon 1D, 1D3…)
Ví dụ: Sony A7R, chọn 35mm Full Frame
Bước 4: Selected Aperture (Khẩu độ chụp)
Điền vào khẩu độ tối ưu theo tiêu cự bạn dùng tính sẵn ở phần trên, hay khẩu độ bạn muốn dùng.
Ví dụ:Lens dùng là Nikon 14-24, đang tính cho tiêu cự 16mm, máy Sony A7R là Full Frame, theo bản trên Khẩu độ tối ưu là f5.6. Chọn F5.6.
Bước 5: Lens Focal Length (Tiêu cự ống kính)
Nếu bạn sài ống zoom, thì bạn xem trên ống có ghi các tiêu cự, và tìm HFD cho từng tiêu cự mà bạn cần dùng, bằng cách nhập từng tiêu cự cho mổi lần tính.
Ví dụ: Lens dùng là Nikon 14-24 và đang tính cho tiêu cự 16 mm.
Focus Distance (Khoản cách đến điểm lấy nét)
Tạm thời bạn giữ nguyên như mặc định, sau khi bạn tính ra được Hyperfocal distance (Điểm lấy nét tối ưu) rồi mình mới nhập thông số đó vào đây để kiểm tra xem trường ảnh của nó sẽ rõ gần nhất là bao nhiêu và xa nhất có đến vô cực hay không. Nói một cách chính xác là độ rõ nét có thể chấp nhận được gần nhất (Nearest Acceptable Sharpness) đến độ rõ nét có thể chấp nhận được xa nhất (Furthest Acceptable Sharpness) là bao nhiêu.
Bước 6: Bấm nút CALCULATE để tính
Bước 7: Làm tròn kết quả
Bạn xem ở bên dưới có Hyperfocal distance là bao nhiêu, làm tròn thông số này lên đơn vị Dm (decimet = tấc) chẵn.
Ví dụ:  kết quả của Hyperfocal distance: 1.79 m, làm tròn 2 m
Bước 8: Kiểm Tra Hyperfocal distance
Lấy thông số làm tròn đó, nhập vào Focus Distance vừa thảo luận ở trên, bấm nút CALCULATE lại để kiểm tra nó có rõ đến vô cực hay không, nếu không thì mình tăng thông số lên 1 Dm (decimet = tấc).
Ví dụ:  nhập vào Focus Distance: 2 m, bấm nút CALCULATE, xem thông số sau, thấy trường ảnh rõ từ gần 0.95 m đến vô cực, vậy là xong, ghi lại thông số đó.
Nearest Acceptable Sharpness (độ rõ nét có thể chấp nhận được gần nhất): 0.95 m
Furthest Acceptable Sharpness (Độ rõ nét có thể chấp nhận được xa nhất): ∞ (infinity)
Total Depth of Field (Tổng trường ảnh): ∞ (infinity)
_P8B7134
Canon 5D3 với tiêu cự 15mm, f/11, điểm lấy nét ở 1.0m ngay bờ phải của vũng nước trước.

CÁCH LẬP BẢNG LẤY NÉT TỐI ƯU CHO MÁY BẠN

Bạn lập lại các bước từ 1 đến 8 cho tất cả sự kết hợp của Tiêu cự và Khẩu độ mà bạn muốn dùng, lập thành một bảng thông số như sau, rồi lưu vào điện thoại smartphone hay in ra để tiện xem lúc chụp.
Ví dụ: Máy full frame, 36mp, khoảng cách xem ảnh là 50 cm.
Tiêu cựf/5.6f/8.0f/11
12mm1.0m0.8m
14mm1.4m1.0m
15mm1.6m1.2m
16mm1.9m1.3m
17mm1.5m1.1m
18mm1.7m1.2m
20mm2.0m1.5m
21mm1.6m
24mm2.1m
28mm2.9m

CÁCH ĐƠN GIẢN HOÁ BẢNG LẤY NÉT

Cùng một điểm lấy nét ở một khẩu tối ưu, bạn có thể khép nhỏ hơn một khẩu (số f lớn hơn) hoặc tăng khoảng cách của điểm láy nét tối ưu mà không làm ảnh hưởng đến độ nét của ảnh, ngược lại điều đó còn làm tăng sự an toàn cho độ nét đó. Vì thế mình tăng điểm lấy nét và dùng khẩu linh hoạt để chỉnh cho điểm lấy nét trùng với số tiêu cự cho dể nhớ. Sau đây là bảng đơn giản hoá cho bản lấy nét ở trên.
Máy full frame 36mp, ở khoảng cách xem ảnh 50 cm.
Tiêu cựf/5.6f/8.0f/11
12mm1.2m
14mm1.4m
15mm1.5mm
16mm1.6m
17mm1.7m
18mm1.8m
19mm1.9m
20mm2.0m
21mm2.1m
24mm2.4m
28mm2.8m

BẢNG LẤY NÉT TỐI ƯU RÚT GỌN


Sau đây là bảng lấy nét rút gọn mà mình đã chuẩn bị cho những độ phân giải thông dụng, tất cả đều căn cứ theo khoảng cách xem ảnh là 50 cm. Vì mình đã điều chỉnh điểm lấy nét cho trùng với số tiêu cự với decimet-tất cho dể nhớ, nên bạn chỉ cần nhớ khoảng tiêu cự nào và dùng khẩu độ nào là được.
Ví dụ: Máy full frame 36 mp với tiêu cự 16mm thì dùng f/8 và lấy nét ở 16 dm/tất hay 1.6m
CHO MÁY FULL FRAME

Chọn độ phân giải gần nhất với máy ảnh KTS full frame của bạn.
Tiêu cựKhẩu độĐiểm lấy nét
12-14mmf/5.61.2m..1.4m
15-20mmf/81.5m..2.0m
21-28mmf/112.1m..2.8m
CHO MÁY CROP 1.6X VÀ 1.5X

Chọn độ phân giải gần nhất với máy ảnh KTS crop của bạn.
Tiêu cựKhẩu độĐiểm lấy nét
8-11mmf/5.60.8m..1.1m
12-15mmf/81.2m..1.5m
16-20mmf/111.6m..2.0m

CÁCH ỨNG DỤNG ĐIỂM LẤY NÉT TỐI ƯU NGOÀI THỰC TẾ

Khi chụp bạn xem tiêu cự mình dùng và khẩu độ là bao nhiêu rồi tìm trong bản thông số của mình rồi lấy nét ở khoảng cách đó.
Ví dụ: Dùng máy Full frame 36mp và bảng điểm lấy nét của nó như trên, ở f/11 dùng 24mm là 2.4m thì bạn tìm một vật gì ở khoảng cách đó chung quanh bạn, không nhất thiết phải trong cảnh bạn muốn chụp. Xoay máy vào vật đó, lấy nét rồi xoay máy trở lại và canh bố cục rồi chụp.
Cách lấy nét tốt nhất là dùng Live view và phóng to ảnh lên to nhất có thể, nếu máy bạn có chức năng lấy nét peaking như máy Sony thì hãy dùng nó để giúp bạn lấy nét chính xác một cách nhanh chóng hơn.
Cách lấy nét thứ 2 là dùng chức năng lấy nét tự động AF của máy, lấy nét xong thì khoá nét dùng nút AF Lock, hay tắt nút AF trên máy và trên lens, cách này không chính xác bằng cách dùng Live view ở trên.
Cách lấy nét thứ 3 là lấy nét tay, bạn phải xoay từ xa vào gần và xem đèn nét trong view finder máy, khi đèn báo nét vừa vừa hiện lên là ngưng.
Không nên lấy nét bằng cách xem số mét ghi trên ống kính, vì 1mm trên đó bằng cả 10m trong cảnh tuỳ vào tiêu cự bạn dùng, nó có thể gây độ xai lệch rất cao làm mờ ảnh bạn.
Nếu bạn không chắc khoảng cách mình ước tính là đúng, nên lấy nét xa hơn vài tất cho an toàn.
_DSC2216
Sony A7R với tiêu cự 15mm, f/5.6, điểm lấy nét ở 1.6m trên vân cát phía trước.

KẾT HỢP ĐIỂM NÉT TỐI ƯU VỚI TIỀN CẢNH CHÍNH

Nếu tiền cảnh là trọng điểm của bố cục thì kết hợp lấy nét theo thông số tối ưu mà bạn đã tính ra ở phần trên, cộng thêm dời máy cho tiền cảnh đúng vào khoảng cách đó. Như vậy ta vừa có điểm lấy nét tối ưu, trùng với điểm lấy nét của tiền cảnh, như thế tiền cảnh sẽ có nét rất sắc bén, làm móc dẫn mắt người xem vào sâu trong ảnh rất hiệu quả.

KIỂM TRA ĐỘ NÉT KHI CHỤP

Kỹ thuật này căn cứ theo một thuật toán thấu kính áp dụng cho nhiếp ảnh, nó là lý thuyết nên bạn cần kiểm tra thực tế khi chụp. Bạn nên bấm nút Depth of The Field Preview (xem manual máy bạn), bạn sẽ thấy được trong view finder trường ảnh gần xa thực tế như sau khi chụp. Hoặc tốt hơn nữa là bạn chụp thử, rồi xem lại và zoom vào 100% để kiểm tra nét từ tiền cảnh đến hậu cảnh.

ÍCH LỢI PHỤ CỦA KỸ THUẬT LẤY NÉT TỐI ƯU

Khi chụp bạn cứ giữ ống kính nguyên như vậy trong suốt buổi chụp, vì bạn không cần lấy nét lại cho mỗi ảnh chụp, trừ khi bạn thay đổi tiêu cự ống kính hay khẩu độ f chụp (hay lỡ tay xoay ống kính làm sai nét). Đây là một ích lợi đi kèm, tiết kiệm thời gian rất nhiều, giúp bạn tranh thủ có thêm thời gian cho việc nắm lấy khoảnh khắc, và hình nào chụp xong cũng nét từ gần đến vô cực. Tuy nhiên bạn cần di dời máy sao cho khoảng cách của điểm lấy nét tối ưu trùng vào khoảng cách đến tiền cảnh của bạn nhé.
_DSC8088
Nikon D800E với tiêu cự 22mm, f/11, điểm lấy nét ở 2.2m ngay mặt đá phản chiểu to nhất bên phải.

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

Basic Drum lesson


Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

37 house plants perfect for terrariums

Terrariums act like little greenhouses, increasing the humidity that so many plants love, allowing the environment to recycle water and its own organic matter.

This means moisture-loving houseplants from tropical and subtropical regions are ideal for terrariums. Most of these are excellent as house plants too.

We’ve created a handy plant guide to get you started on this fun project…

What plant to choose?

Not all plants are suitable for use in a terrarium. Desert cacti, for instance, really don’t like closed terrariums – far too hot and steamy. But there are many succulents that do, so long as the soil is well drained and you don’t over water. Younger versions of many large plants are okay because the limited resources restrict their growth. Spreading creepers are excellent because they grow upwards and outwards. Grasses, ferns and miniature shrubs are also fine.

Is it okay to use moss?

Mosses do prefer a damp environment. But they don’t always like a warm environment. With a bit of experimentation you can find a decorative moss that will thrive in your terrarium. However, make sure any moss you collect is from your garden or a public area – not from a national forest.
Only use moss from your garden, not a national forest.
A good rule of thumb is to transplant moss that is growing on soil, onto soil in your terrarium. If it’s growing on a rock or log outdoors, then it’s unlikely grow on soil in your terrarium.
Pro tip: You can freeze moss if you’re not going to use it straight away.

Where to buy

To avoid the chance of unexpected mushrooms or bugs infesting your terrarium (I’ve been there and it’s not pretty), it’s always best to buy sterile moss, plants and potting mix from reputable nurseries or online.

Bright light loving plants

1. African Violet (Saintpaulia ionantha)
African Violets are native to Tanzania and became popular amongst Europeans in the late nineteenth century. Their attractive, velvety foliage, compact growing habits and wide variety of long blooming flowers make this one of the world’s most popular indoor plants.
african violet_550

2. Air Plant (Tillandsia)
These amazing plants can grow and thrive without soil. They do need constant air circulation thought – so open terrariums only. A light misting of water, and indirect light keeps them happy.
Air-Plant_550

3. Bloodleaf Iresine (Iresine herbstii)
For glossy, bright red foliage, you can’t beat this small, branching plant. It’s a perennial and grows up to 60cm. Pinch the tips to induce bushiness.
4. Button Fern (Pellaea rotundifolia)
This Australian native is great for beginners. It enjoys evenly moist soil and fills any space quickly.
5. Dragon Tree (Dracaena marginata)
A tree-like plant that appreciates bright, indirect light. Allow to dry slightly between waterings.
Dragon Tree

6. Earth star (Cryptanthus bromelioides)
This rosette forming Bromeliad from Brazil is one of the easiest to grow. With large leaves of brownish-burgundy and irregular pink stripes down the centre, it’s a great choice for closed terrariums. Should be planted in a potting mix containing sphagnum moss or peat.
7. Flame Violet (Episcia dianthiflora)
A trailing relative of the African Violet. Requires constant warmth and humidity and should be planted in a porous, peaty potting mix.
8. Friendship Plant ‘Moon Valley’ (Pilea involucrata)
Friendship Plants are known for their unusual deeply textured leaves in striking colours, glided silver or copper. ‘Moon Valley’ is a creeper that forms dense,16-24cm mounds of oval leaves dark-red undersides.
Moon-Valley-Friend-Plant_pinterest_550

9. Golden Pothos (Epipremnum aureum)
Golden Pothos are a very popular house plant. They’re attractive vines that have smooth, leathery, heart shaped leaves with distinctive marbling alternating along rope-like green stems. Pothos vines are among the top ten air purifying plants for indoor use.
Pothos vines are among the top ten air purifying plants for indoor use.
10. Maidenhair Fern (Adiantum raddianum)
So named because the fine leafstalks resemble human hair. Prefers bright light, rich well-draining soil and high humidity. Keep the soil moist, but don’t over mist the leaves because it can encourage mould.
Maidenhair Fern

11. Miniature Peperomia (Pilea depressa)
Miniature Peperomias are low growing, creeping plants with pairs of tiny, opposing round leaves on rigid stems that readily root when they contact with the soil. This Pilea prefers lower humidity and drier soil.
12. Moon Valley Friendship Plant (Pilea involucrata)
Moon Valley is cool little plant that grows to about 30cm tall and wide. They have saw-tooth edged, chartreuse leaves with deep texturing.
13. Moses in a Cradle (Rhoeo discolor)
Rosette forming plant with bi-coloured leaves: olive above, purple below.
Moses-in-a-cradle-plant_pinterest_550

14. Pin Cushion or Plant (Nertera granadensis)
Also known as the ‘Coral Bead Plant’. A native ground cover with cute orange berries.
15. Nerve Plant (Fittonia verchaffeltii)
This tropical plant has distinctively patterned leaves in pink, burgundy and green with white veins. It thrives under the moist, warm air of a terrarium and will only reach 30cm when mature.
Nerve Plant

16. Pink Polka Dot (Hypoestes phyllostachya)
An ornamental plant with green leaves and white to red spots. Grows best in a humid environment.
Pink Polka Dot plant

Moderate or dappled light loving plants

17. Aluminum Plant (Pilea cadierei)
These are fast growing, easy to care for plants that branch freely and grow 30-40cm tall. Their fleshy green leaves are accented with bold bands of metallic silver.
Aluminium Plant

18. Arrowhead Vine (Syngonium podophyllum)
Syngoniums are fast growing vines that grow to about 1m. Choose from green, copper, and variegated varieties.
19. Artillery Plant (Pilea microphylla)
The Artillery Plant forms an umbrella-like canopy of tiny, bright green leaves on fleshy, 12-24cm stems. Excellent plant for terrarium environments.
20. Asparagus or Emerald Fern (Protasparagus setaceus)
The lacy, delicate fronds make them a striking addition to any terrarium. Their vines can be kept to a compact size by regularly removing the tips from new growth. Just don’t plant outdoors as it’s considered a weed in some states.
asparagus_fern_pinterest_550

21. Baby Tears (Soleirolia soleirolii)
Excellent, moss-like ground cover plant for open terrariums. Soil is best kept constantly moist but water on the tiny foliage should be avoided. Can be propagated by division.
22. Begonia Rex (Begonia rex-cultorum)
Known for the beautiful painted patterns on the foliage. Needs indirect light, higher humidity, and peaty soil. Water on foliage should be avoided.
Begonia Rex

23. Bird’s Nest Fern (Asplenium nidus)
A tropical, epiphytic fern that colonises trees or rock faces in nature. Requires warmth, high humidity, moderate light and rich, well draining soil.
24. Black Mondo Grass
This grass sends up shoots of strappy leaves that turn from green to black, with delicate flowers appearing in spring. Works best for larger terrariums. 
25. Emerald Ripple Peperomia (Peperomia caperata)
Mounding 24cm plant with deeply corrugated, heart shaped leaves.

Low light loving plants

26. Golden Club Moss (Lycopodium clavatum)
Club Mosses prefers cooler temperatures, low to moderate light, good air circulation and moist, rich soil.
Club Moss

27. Heart Leaf Philodendron (Philodendron scandens)
This climbing plant has dark green, heart-shaped leaves. It prefers to be kept slightly rootbound in rich, moist soil.
28. Prayer Plant (Maranta leucoreura)
A stunning plant with green variegated leaves which lie flat by day and fold up erect in the evening – hence the name. Prefers high humidity and well drained, slightly peaty soil.
29. Purple Passion Plant (Gynura aurantiaca)
It’s known for its finely serrated green leaves, densely covered with purple hairs. The leaf undersides are also hairy, giving the whole plant an iridescent, velvety sheen. Prefers bright light but should be protected from full sun.
Purple-passion_pinterest_550

30. Rosary Vine (Ceropegia woodii)
Also known as the ‘Chain of Hearts’, this succulent vine has attractive green heart-shaped leaves, while the slender flowers resemble a small pink vase.
31. Spider Plant (Chlorophytum comosum)
Super easy to grow and propagate. Needs evenly moist soil, prefers cooler temperatures.
Spider Plant

32. Starfish Plant (Cryptanthus bivittatus)
A member of the Bromeliad family, the strap-like leaves glow with iridescent stripes, which range from red to maroon, white, and deep green. It only reaches 12cm which is great for a terrarium.
33. Strawberry Begonia (Saxifraga stolonifera)
This popular, indoor plant has burgundy stalks and strawberry-shaped leaves. It’s easily propagated from cuttings and prefers rich soil.
34. Swedish Ivy (Plectranthus australis)
Swedish Ivy is a fast growing, spreading, evergreen perennial. They have slightly rounded, waxy, glossy green leaves with scalloped edges and produce pink, lilac or white flowers.
35. Tahitian Bridal Veil (Gibasis geniculata0)
Creeping or hanging plant, native to Jamaica. Prefers bright indirect light, high humidity and moderately rich, well draining soil.
36. Watermelon Peperomia (Peperomia argyreia)
These tropical plants generally have thick stems and fleshy, variegated leaves, grows to 24cm.
Watermelon-Peperomia

37. Zebra Plant (Aphelandra squarrosa)
Zebra Plants are extremely showy evergreen plants with pairs of shiny, 12-18cm lance shaped green leaves, boldly variegated with cream, white or silvery striped veins.
Zebra-Plant_550

Remember, it’s best to combine plants that have similar temperature, light and water requirements so that they’ll all live happily together.
"On the internet"